I. Các tình huống hội thoại
1. Hỏi giờ
Lan | Chú ơi cho con hỏi, Bây giờ mấy giờ rồi chú? |
Chú Minh | 10 giờ kém 10 rồi con |
Lan | Dạ, cảm ơn chú |
2. Bà và cháu trước giờ đi học
Má | Sao con chưa đi học, tới giờ rồi |
Minh | Dạ, hôm nay con được nghỉ tiết đầu |
Má | vậy Mấy giờ con mới đi học? |
Minh | dạ, 10 giờ 10 |
3. Hùng hỏi Minh giờ để chỉnh đồng hồ
Hùng | mấy giờ rồi |
Minh | 4 giờ hơn |
Hùng | chính xác là 4 giờ mấy phút? |
Minh | chi vậy? 4:07 rồi |
Hùng | Mình cần chỉnh đồng hồ lại. Đồng hồ của mình bị hết pin |
4. Ra sân bay để đi Bangkok
Hạnh | ngày mai mấy giờ Minh phải đi ra sân bay |
Minh | 6 giờ sáng |
Hạnh | sao sớm vậy? hôm bữa Hùng đi khoảng 10 giờ mà |
Minh | tại vì hôm đó, Hùng đi máy bay Việt Nam. ngày mai mình phải đi máy bay Thái Lan nên phải đi sớm. Đúng tám giờ máy bay cất cánh, mình sợ bị trễ lắm. |
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Telling time
a) We can use “số giờ + hơn” when we don’t want to specify the minutes
Ví dụ: 10 giờ hơn, 6 giờ hơn.
– When we want to say the exact time : số giờ + số phút: 10 giờ 7 phút, 6 giờ 3 phút. Nếu số phút là chẵn 5, 10 thì có thể bỏ “phút”: 10 giờ 5, 6 giờ 10.
b) Instead of saying “30 phút” (30 minutes) , we can say “rưỡi”: 10 giờ rưỡi.
c) From 31 to 60 minutes, we can say: 10 giờ 35, 10 giờ 55, 11 giờ,
Or we can tell time using the word “kém”: 10 giờ 35 = 11 giờ kém 25; 10 giờ 55 = 11 giờ kém 5.
d) When minute-hand points at 12, we can say “số giờ + đúng”: 10 giờ đúng or đúng 10 giờ.
Nói giờ trong quá khứ hoặc trong tương lai hoặc khi hẹn giờ có thể nói “đúng + số giờ”.
Ví dụ: Ngày mai đúng 10 giờ tôi sẽ đến anh.
- b) Có thể thêm sáng, trưa, chiều, tối, đêm: 10 giờ = 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ hoặc 1 giờ chiều.
2. Words được, bị:
a) “Được” is used to indicate the speaker have some good news
In contrast , “Bị” is used to indicate that the speaker encounter something unpleansant.
Ví dụ:
– Cháu được nghỉ giờ đầu
– Mình sợ bị muộn.
Ví dụ khác:
– Ngày mai chúng tôi được đi tham quan.
– Bài thi của tôi được điểm 10.
– Hùng mới được tin của gia đình.
– Nam bị ốm.
– Helen bị cảm.
b) Nếu bổ ngữ là một kết cấu C-V thì câu sẽ có thức bị động: If after bị/ được is a Clause, it is called Passive Voice.
– Em bé bị mẹ mắng (Mẹ mắng em bé).
– Chúng tôi được thầy giáo khen (Thầy giáo khen chúng tôi).
– Họ được mọi người giúp đỡ (Mọi người giúp đỡ họ).
– Ngôi nhà bị bão làm đổ (Bão làm đổ ngôi nhà).
3. Trạng ngữ thể cách (trạng thái) – Adverbs of Manner
Adjectives or adverbs are put after Verb to tell us the way how something is done
Tính từ hoặc trạng từ đặt sau Động từ vị ngữ để biểu thị trạng thái, tính chất của Đ vị ngữ.
Ví dụ:
– Đồng hồ chạy nhanh.
– Máy bay cất cánh sớm.
– Nói chính xác.
– Học tập chǎm chỉ.
– Bị ốm nặng.
– Đọc to.
a/ Nếu tính từ làm trạng ngữ thể cách có 2 âm tiết thì có thể thêm “một cách” vào trước tính từ. (If an adjective is used as a 2-syllabled adverb, we can put “một cách” before the adjective)
Ví dụ: Nói chính xác – Nói một cách chính xác
b/ Một số trường hợp, nếu trạng ngữ thể cách là một tính từ 2 âm tiết và Đ cũng gồm 2 âm tiết thì có thể đặt trước động từ vị ngữ.
(In some cases, if both the verb and the adverb of manner have 2 syllables, the adverb can be put in front of the verb)
– Học tập chǎm chỉ – Học tập một cách chǎm chỉ – chǎm chỉ học tập.
Câu hỏi: thế nào? hoặc như thế nào?
– Đồng hồ chạy như thế nào?
– Anh ấy học tập như thế nào?
4. Của: Nối định ngữ sở thuộc với danh từ trung tâm – (Của : is used to connect the object with the one it belongs to)
Ví dụ:
– Đồng hồ của mình (bị chết).
– Máy bay của Thái (cất cánh sớm).
– Ký túc xá của trường đại học ở kia.
– Lớp học của chúng tôi ở tầng 4.
– Xe đạp của tôi bị hỏng.
Chú ý: Nếu tính chất sở thuộc là chặt chẽ, thân thiết có thể bỏ từ “của”: (We can omit the word “của”)
– Máy bay của Thái – Máy bay Thái.
– Đồng hồ của mình – Đồng hồ mình.
Ngược lại, nếu sau Đ trung tâm đã có 1 định ngữ thì trước định ngữ sở thuộc phải có “của”. ???
III. Bài đọc
Muốn biết mấy giờ
Có một thanh niên được mời đến nhà một người bạn ǎn cơm. Sau khi ǎn xong, anh thanh niên nói với bạn:
– Mình phải về cơ quan. Mấy giờ rồi?
Người bạn đứng dậy, đi ra sân, nhìn trời rồi nói:
– Một giờ rưỡi.
Anh thanh niên hỏi bạn:
– Sao mày biết bây giờ là 1 giờ 30? Mày không có đồng hồ mà?
– Không! Mình không tin đồng hồ – người bạn trả lời.
– Mày coi mặt trời để biết giờ. Nhưng ban đêm không có mặt trời, làm thế nào mày biết được là mấy giờ?
– Mình đã có cái kèn – người bạn trả lời.
Anh thanh niên ngạc nhiên, hỏi:
– Mình không hiểu. Cái kèn có liên quan gì với cái đồng hồ?
Người bạn nói:
– Có. Ban đêm, muốn biết mấy giờ mình chỉ cần thổi kèn, thổi thật lớn. Và anh ấy giải thích:
– Lúc đó chắc chắn sẽ có một người hàng xóm nào đó mở cửa sổ và la lên: Mới 3 giờ sáng mà người nào đã thổi kèn um sùm vậy
Nguồn QueHuongOnline.vn
Chào bạn! Mình tên là Phi. You can call me Hanson :D. I graduated from the University of Pedagogy of Ho Chi Minh City in 2014, my major is English Language Teaching. I have been teaching English for 4 years, and Vietnamese for 3 years to people from all around the world. I am also a voice actor for Vietnamese Dubbing movie, that means my accent is 100.01% Southern Accent. I am very happy to be here to help you learn Vietnamese.