I. Các tình huống hội thoại
1. Hạnh gọi điện thoại cho Hà
Hạnh | A lô! Công ty Du Lịch Sài Gòn phải không ạ? |
Tiếng máy | Alo, dạ đúng rồi Công ty Du Lịch Sài Gòn đây. |
Hạnh | Em là Hạnh. Chị làm ơn cho em gặp Hà ở Vǎn phòng. |
Tiếng máy | Chị muốn gặp Thu Hà hay Phương Hà? |
Hạnh | dạ, em muốn gặp Thu Hà. |
Tiếng máy | Chị chờ tí nhe… |
(3 phút sau) | |
Tiếng máy | Alô! Thu Hà hôm nay không tới công ty. |
Hạnh | dạ! vậy hả chị! Chị có biết chừng nào Hà đi làm lại không chị? |
Tiếng máy | Không biết nữa. Chị có nhắn gì không? |
Hạnh | Dạ không. Mai em gọi lại. Cám ơn chị. |
2. Hùng bị bệnh không đi học. Thu đi học về.
Thu | Đỡ chưa Hùng? Mày có ǎn gì hông ? Ǎn phở nhe? |
Hùng | Thôi, tao không ǎn phở đâu. Mua giùm tao trái chuối thôi. |
Thu | Phải ráng mà ǎn. Chiều nay không đỡ thì phải đi bệnh viện. |
Hùng | Chắc không sao đâu. |
3. Gia đình Thu gọi điện. Ba Tân báo cho Thu biết mẹ anh không được khoẻ. Thu buồn. Hùng hỏi chuyện và an ủi Thu.
Hùng | Sao buồn vậy Tân? Ai gọi mày vậy?? |
Thu | Ba mình gọi. Mẹ mình bị bệnh một tháng nay rồi. |
Hùng | Bệnh gì vậy? Có nguy hiểm không? |
Tân | Ba mình cũng không nói rõ. Chỉ nói là mẹ mình mệt nhiều. Hình như là bị huyết áp. |
Hùng | Hay là tuần này về thăm đi |
Tân | Mình cũng định vậy |
4. Hà đến cơ quan sau 7 ngày nghỉ bệnh.
Trân | Hà. Sao lâu quá không tới cơ quan? Nhiều người hỏi em đó. |
Hà | Dạ. Em bị bệnh bữa giờ. Ai hỏi em vậy chị?? |
Trân | Vậy mà chị không biết, cứ tưởng em bận. Bạn em, cô bạn gì người nước ngoài, gọi 2, 3 lần. Anh Nam ở Đài Truyền hình cũng tới kiếm em. |
Hà | Vậy hả chị. Để em gọi điện thoại báo cho họ biết. Cám ơn chị. |
Trân | nè, khỏe chưa? chưa khoẻ thì phải nghỉ thêm. |
Hà | Dạ, còn hơi mệt. Nhưng ở nhà riết buồn quá. Chắc không sao đâu. Em cũng đỡ nhiều rồi. |
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Adverb for time
Words denoting time: hôm qua, hôm nay, ngày mai, chiều mai, sáng nay, nǎm ngoái, nǎm sau, tháng trước…, bây giờ, lát nữa…
The adverb for time usually stands at the front of a sentence, but It can also be in the middle or the end of the sentence.
Ví dụ:
Hôm nay Thu Hà không tới công ty.
Thu Hà hôm nay không tới công ty.
Chiều nay không đỡ thì phải đi bệnh viện.
Hạnh tới Việt Nam nǎm ngoái.
Cách hỏi: khi nào? Chừng nào? lúc nào?
Ví dụ:
– Khi nào Hà đi làm?
– Tuần sau cô ấy đi làm.
– Chừng nào em đi chợ?
– Ngày mai.
– Lúc nào đi bệnh viện?
– Chiều nay.
Chú ý: “Khi nào? lúc nào?” stand in the front to indicate the future, or present, however, when they are at the end of the sentence, it indicates the past
– Khi nào anh đi chợ? Chiều nay.
– Anh đi chợ khi nao? Chiều hôm qua.
– Anh về nhà lúc nào? Lúc 5 giờ (bây giờ là 6 giờ).
– Lúc nào anh về? Lúc 5 giờ (bây giờ là trước 5 giờ).
2. Verb indication the direction of movement “đi, về, đến, tới, qua, sang, ra, vào, lên, xuống”.
Ví dụ:
– Thu Hà đến công ty.
– Hùng đi bệnh viện.
– Tân đến rạp chiếu phim
Các ví dụ khác:
– Sinh viên lên lớp.
– Nông dân ra đồng.
– Công nhân vào nhà máy.
– Các bà nội trợ đi chợ.
– Các Việt kiều về nước.
– Đoàn đại biểu sẽ sang Việt Nam.
Câu hỏi chung: đi đâu?
Ví dụ:
– Mấy chị đó đi đâu? Họ ra sân bay.
– Chị Hạnh đi đâu? Chị ấy đi chợ.
– Ngày mai anh đi đâu? Ngày mai tôi đi Hải Phòng.
– Các anh đi đâu? Chúng tôi lên lầu.
3. “nào, gì?” stand after danh từ “D+nào?” to form a which/what question.
Ví dụ:
– Ngày nào Hà đi làm?
– Cái này là cái gì? Cái này là cái bàn.
– Mẹ của Tân bị bệnh gì? Không rõ.
III. Bài đọc
1. Chị Marie Kim
Chị Marie Kim là người Pháp gốc Việt. Ba mẹ chị sang Pháp đầu những nǎm 50 và sinh chị tại Pháp. Kim lớn lên đi học ở trường Pháp. ở nhà Ba mẹ chị dạy chị tiếng Việt vì vậy chị có thể nói một chút tiếng Việt. Hiện nay chị đang cố gắng học tiếng Việt nhiều hơn. Nǎm ngoái, chị và mẹ về thǎm Việt Nam. Tuy lần đầu tiên về thǎm họ hàng và thǎm Sài Gòn nhưng chị cảm thấy rất yêu mến con người và cảnh sắc quê hương. Mẹ đưa chị đi chợ Bến Thành, thǎm nơi ngày xưa mẹ chị buôn bán. Chị biết thêm được một chút tiếng Việt nhưng nói chưa được. Chị định sang nǎm lại về Việt Nam và ở lại khoảng 6 tháng để học tiếng Việt.
2. Cháy
Người Ba phải về quê, dặn con:
– ở nhà có ai hỏi ba thì nói là ba đi về quê
Nhưng sợ con quên, người ba viết vào một tờ giấy đưa cho con và nói:
– Khi nào có người hỏi thì đưa cái giấy này ra nhé.
Cả ngày không có ai hỏi. Tối, con lấy tờ giấy ra đọc bên cạnh ngọn đèn. Không may tờ giấy bị cháy.
Bữa sau, có người đến hỏi:
– Ba con có ở nhà không?
Đứa bé trả lời:
– Mất rồi!
Người khách rất ngạc nhiên, hỏi:
– Mất khi nào?
Nó đáp:
– Tối hôm qua.
– Vì sao mất?
– Cháy.
Nguồn QueHuongOnline.vn
Chào bạn! Mình tên là Phi. You can call me Hanson :D. I graduated from the University of Pedagogy of Ho Chi Minh City in 2014, my major is English Language Teaching. I have been teaching English for 4 years, and Vietnamese for 3 years to people from all around the world. I am also a voice actor for Vietnamese Dubbing movie, that means my accent is 100.01% Southern Accent. I am very happy to be here to help you learn Vietnamese.